Phù điêu hay còn gọi là chạm nổi là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc đục đẽo, khoét lõm trang trí trên bề mặt phẳng của vật thể. Thường là tường, trần nhà, cửa sổ, hay các bức tường kiến trúc. Các hình ảnh thường được chạm khắc nổi lên từ bề mặt mà không tách rời hoàn toàn. Đây là một dạng điêu khắc mà hình ảnh hoặc cảnh vật được thể hiện bằng cách tạo ra các chi tiết nổi hoặc chìm, tạo hiệu ứng thị giác có chiều sâu.
Vật liệu tạo ra có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, đất sét, hoặc xi măng. Đặc điểm nổi bật là tính chất trang trí. Giúp làm phong phú vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. Đồng thời kể lại câu chuyện, lịch sử hoặc thể hiện các chủ đề văn hóa. Và có thể có hình thức nổi hoàn toàn hoặc chỉ nổi một phần.
Phân biệt Phù điêu và Điêu khắc
Phù điêu là một loại điêu khắc nhưng thường được tạo ra trên một bề mặt phẳng (như tường hoặc trần nhà). Không có chiều sâu hoàn toàn và thường không có không gian xung quanh. Nên chỉ thể hiện được một phần của đối tượng ba chiều, thường là hình ảnh hoặc cảnh vật chỉ có chiều cao và chiều rộng mà không có chiều sâu thực sự.
Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình các đối tượng ba chiều, bức tượng có thể đứng độc lập. Điêu khắc có thể là hình tượng hoàn chỉnh và có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau
Phù điêu hình đầu rồng1 bức tượng điêu khắc
Ứng dụng
Hiện nay, bạn có thể bắt gặp ở những ngoại thất của ngôi nhà. Như cổng phù điêu, lan can phù điêu. Được sử dụng như một phần của trang trí nghệ thuật, tạo điểm nhấn cho không gian. Mang lại vẻ đẹp độc đáo và sang trọng cho ngôi nhà.